So với siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò cổ tử cung (đường âm đạo) cung cấp những hình ảnh rõ nét hơn về các bộ phận bên trong cơ quan sinh dục. Nhất là khu vực tiểu khung nơi mà siêu âm ổ bụng không thể quét đến được. Nhờ những hình ảnh trực quan rõ nét từ đầu dò mà bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh lý mà bạn đang mắc phải.
1. Tổng quát về phương pháp siêu âm đầu dò cổ tử cung
Siêu âm đầu dò tử cung là kĩ thuật siêu âm chuyên sâu, được thực hiện với đầu dò siêu âm chuyên dụng cho phép đánh giá tử cung, buồng trứng và các thành phần trong tiểu khung với độ chính xác cao. Kỹ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo về bệnh học và siêu âm sản phụ khoa.
- Siêu âm đầu dò cổ tử cung (đường âm đạo) rất có giá trị trong phát hiện và chẩn đoán các bất thường ở tử cung, buồng trứng, tình trạng ứ dịch vòi trứng, viêm dính phần phụ, chẩn đoán thai giai đoạn sớm, ứng dụng trong khám và điều trị hiếm muộn… Đây là phương pháp được lựa chọn nhiều khi siêu âm tử cung và phần phụ.
- Phương pháp này sẽ giúp xác định các vấn đề ở phần phụ của phụ nữ như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung hay chẩn đoán u xơ. Siêu âm đầu dò cổ tử cung cũng có thể theo dõi sự phát triển và sự rụng trứng. Đánh giá được các chức năng của cơ quan sinh dục hay độ dày tử cung.
- Phương pháp này có thể quan sát và cho kết quả chính xác hơn khi siêu âm trên bụng.
- Phụ nữ có thể thực hiện siêu âm đầu dò đường tử cung khi cần thăm khám về những sự bất thường vùng xương chậu, trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, kiểm tra u nang, u xơ tử cung. Cũng như có thể kiểm tra được vị trí đặt vòng tránh thai thích hợp.
- Siêu âm đầu dò cũng không gây đau đớn cho người bệnh.
Tác dụng của siêu âm đầu dò tử cung
– Chẩn đoán buồng trứng đa nang.
– Chẩn đoán vô sinh do tử cung hoặc buồng trứng.
– Dùng trong thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển giao phôi… giúp đỡ các kỹ thuật sinh sản.
– Đánh giá cơ năng sinh dục: quan sát sự phát triển của trứng và tình hình trứng rụng, đánh giá độ dày niêm mạc tử cung.
– Đồng thời quan sát có hay không các loại u buồng trứng, u xơ tử cung, chẩn đoán các bệnh phụ khoa khác…
2. Thăm khám bệnh vùng chậu bằng siêu âm đầu dò
Trong thăm khám phụ khoa, siêu âm đầu dò tử cung (đường âm đạo) tốt hơn là siêu âm ngã bụng vì hình ảnh có độ phân giải cao hơn.
Siêu âm đầu dò cổ tử cung là loại siêu âm vùng chậu được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh dục bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 hoặc 3 inch vào ống âm đạo, qua đó cung cấp các hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong, giúp xác định những bất thường và chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.
Khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo?
– Thăm khám để kiểm tra những bất thường ở vùng chậu
– Đau vùng xương chậu
– Mang thai ngoài tử cung
– Kiểm tra u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung
– Kiểm tra vị trí thích hợp để đặt vòng tránh thai
Các thông tin cần khai thác khi siêu âm phụ khoa bằng đầu dò:
– Khảo sát tử cung ở mặt cắt dọc và ngang.
– Đo bề dày nội mạc tử cung.
– Đánh giá hình thể và kích thước hai buồng trứng.
– Có dịch cùng đồ hay dịch ở hố chậu không.
– Mô tả các bất thường nếu có.
– Ung thư các cơ quan sinh sản
– U nang buồng trứng
– U xơ tử cung
– Nhiễm trùng vùng chậu
3. Siêu âm đầu dò cổ tử cung khi mang thai
Siêu âm đầu dò cổ tử cung khi mang thai cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện trong thai kỳ (thường là giai đoạn đầu) với mục đích:
– Theo dõi nhịp tim của thai nhi
– Quan sát và phát hiện những bất thường có thể dẫn tới biến chứng thai kỳ như sẩy thai hoặc sinh non ở cổ tử cung.
– Xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường
– Chẩn đoán nguyên nhân gây sẩy thai
Trong những trường hợp này, siêu âm đầu dò được chỉ định trong giai đoạn sớm,khi phôi thai vẫn còn nhỏ nên siêu âm thành bụng không thể cho kết quả chính xác.
Các thông tin cần được thu thập khi siêu âm sản khoa cơ bản bằng đầu dò:
– Tình trạng tim thai, cử động thai.
– Số lượng thai.
– Xác định tuổi thai và đối chiếu các số đo sinh trắc học của thai với tuổi thai.
– Xác định kích thước thai qua các thông số đo đạc thai.
– Mô tả lượng nước ối.
– Đánh giá hình thái và vị trí bánh nhau.
– Ngôi thai.
– Có thai ngoài tử cung
– Sẩy thai
– Nhau thai tiền đạo
– Một số dị tật bẩm sinh của thai nhi
4. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò cổ tử cung
4.1 Trước khi siêu âm đầu dò tử cung cần chuẩn bị gì?
Với hầu hết các trường hợp, siêu âm đầu dò cổ tử cung không đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều. Tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ và lý do siêu âm mà sẽ yêu cầu bàng quang của người bệnh phải trống rỗng hoặc căng đầy.
Bàng quang căng đầy sẽ giúp hình ảnh siêu âm của các cơ quan vùng chậu rõ ràng hơn. Nếu cần phải làm đầy bàng quang, người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước trước khi tiến hành siêu âm khoảng 30 phút hoặc 1 giờ.
Nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, người bệnh cần loại bỏ tampon (nếu đang sử dụng) trước khi siêu âm.
Trên cơ sở kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả cho tình trạng của người bệnh.
4.2 Ưu – nhược điểm của phương pháp siêu âm đầu dò cổ tử cung
- Ưu điểm: Giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các cơ quan sinh dục trong của nữ giới và các bệnh lý vùng tiểu khung ở những nơi mà đầu dò ngoài khó thể quét đến được như: chẩn đoán các bệnh phụ khoa, phát hiện thai sớm, hỗ trợ kỹ thuật điều trị vô sinh.
- Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và màng trinh đã rách, không sử dụng rộng rãi cho mọi trường hợp. Chỉ thấy được các tạng trong tiểu khung, không thấy được các tạng ở vị trí cao hơn trên ổ bụng.
Bao cao su bọc đầu dò có thể gây dị ứng và nếu đầu dò không được làm sạch hay tẩy trùng đúng cách nó có thể đem mầm bệnh hoặc khiến bạn bị nhiễm trùng bên trong.
4.3 Chỉ định và chống chỉ định
- Được chỉ định trong các trường hợp:
– Nghi ngờ có chửa ngoài tử cung.
– Xác định có thai ở giai đoạn sớm (xác định sớm hơn so với phương pháp siêu âm trên ổ bụng khoảng 1 tuần).
– Đánh giá tim thai ở giai đoạn sớm 6 – 8 tuần.
– Đánh giá các khối u ở tử cung và buồng trứng.
– Phát hiện ứ nước ứ mủ vòi trứng.
– Đo kích thước trứng để đánh giá thời gian trứng rụng hoặc hỗ trợ cho kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
– Đánh giá nguồn gốc các khối u trong tiểu khung.
- Chống chỉ định
– Chống chỉ định tuyệt đối: Trẻ em, phụ nữ chưa sinh hoạt tình dục (màng trinh chưa bị rách), và một số trường hợp dị dạng đường sinh dục.
– Chống chỉ định tương đối: Đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang bị viêm nhiễm cấp tại vùng âm hộ âm đạo.
4.4 Siêu âm đầu dò cổ tử cung có nguy hiểm?
– Siêu âm đầu dò cổ tử cung là phương pháp an toàn, không gây đau đớn tuy nhiên chị em sẽ cảm thấy hơi khó chịu một chút lúc đầu dò được đưa vào âm đạo.
– Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi như lâu nay chúng ta vẫn lầm tưởng.Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ điều chỉnh đầu dò để không gây ra bất kỳ tổn thương nào đến cổ tử cung và tử cung.
Để phương pháp siêu âm đầu dò cổ tử cung chuẩn xác, bệnh nhân cần phải có bàng quang không nước tiểu để các cơ quan vùng chậu không bị đẩy ra xa đầu dò. Do đó bệnh nhân cần đi tiểu trước khi thực hiện phương pháp này.
Be the first to write a comment.